Gần đây , cộng đồng mạng rộn ràng nhiều về " 60 năm trường trung học Ngô Quyền Biên Hòa " . Có lẽ , do tính tò mò , tui la cà trên Internet tìm đọc những bài viết về mái trường nầy , tình cờ bắt gặp bài " Lịch sử 60 năm trường trung học Ngô Quyền Biên Hòa " , do anh Lê Thành Tươi ( Hiện sống ở Mỹ ) biên soạn , là người anh tui từng mến nể , ở cùng dãy phố cách nhà tui hai căn trong cư xá Điên ,thoi thúc tui phải làm một cái gì đó để chứng tỏ ít ra mình cũng là một cựu học sinh của trường , để lôi kéo bạn bè cũ trở về cái mái trường xa xưa ,với những mái ngói rêu phong, những bức tường đen ố , cây phượng già rũ rượi , cái cổng trường cũ kỹ đã phai màu vì đã trải qua bao mùa mưa nắng . Trở lại trang Facebook của lớp 10C4 niên khóa 1979-1982, nơi mà tui là một thành viên trong đó , vẫn êm đềm vắng tanh vắng teo , không một dấu vết gì của mái trường yêu dấu. Là một cựu học sinh trường Ngô Quyền ba năm ( Nếu tính luôn những ngày bỏ học đi uống cà phê ) , tui không biết viết gì đây khi nhìn lại mình chẳng có gì đặc sắc , học hành cũng không phải loại dở nhứt , trốn học dạng bình thường , quậy phá thuộc hàng tệ. Về những công lao tạo dựng , những thành tích vẻ vang cũng như bao biến đổi thăng trầm của thời cuộc , thì đã có nhiều người viết , thậm chí vừa hay vừa chuẩn xác.Thôi thì , ghi lại vài kỷ niệm nho nhỏ của riêng mình.
Người Việt Schweinfurt
Thứ Ba, 27 tháng 12, 2016
Gần đây , cộng đồng mạng rộn ràng nhiều về " 60 năm trường trung học Ngô Quyền Biên Hòa " . Có lẽ , do tính tò mò , tui la cà trên Internet tìm đọc những bài viết về mái trường nầy , tình cờ bắt gặp bài " Lịch sử 60 năm trường trung học Ngô Quyền Biên Hòa " , do anh Lê Thành Tươi ( Hiện sống ở Mỹ ) biên soạn , là người anh tui từng mến nể , ở cùng dãy phố cách nhà tui hai căn trong cư xá Điên ,thoi thúc tui phải làm một cái gì đó để chứng tỏ ít ra mình cũng là một cựu học sinh của trường , để lôi kéo bạn bè cũ trở về cái mái trường xa xưa ,với những mái ngói rêu phong, những bức tường đen ố , cây phượng già rũ rượi , cái cổng trường cũ kỹ đã phai màu vì đã trải qua bao mùa mưa nắng . Trở lại trang Facebook của lớp 10C4 niên khóa 1979-1982, nơi mà tui là một thành viên trong đó , vẫn êm đềm vắng tanh vắng teo , không một dấu vết gì của mái trường yêu dấu. Là một cựu học sinh trường Ngô Quyền ba năm ( Nếu tính luôn những ngày bỏ học đi uống cà phê ) , tui không biết viết gì đây khi nhìn lại mình chẳng có gì đặc sắc , học hành cũng không phải loại dở nhứt , trốn học dạng bình thường , quậy phá thuộc hàng tệ. Về những công lao tạo dựng , những thành tích vẻ vang cũng như bao biến đổi thăng trầm của thời cuộc , thì đã có nhiều người viết , thậm chí vừa hay vừa chuẩn xác.Thôi thì , ghi lại vài kỷ niệm nho nhỏ của riêng mình.
Thứ Tư, 4 tháng 5, 2016
Thứ Bảy, 5 tháng 3, 2016
Nhà Thương Điên Biên Hòa
Kẻ Cướp Hay Một Nhân Cách Lớn
Anh Ba , một người anh hàng xóm , lớn hơn tui non một giáp. Thuở nhỏ , tui quá đam mê vẽ và nắn tượng , hễ biết những người anh đang học hoặc đã từng học trường trung học kỹ thuật Biên Hòa , là tui mon men đến , nhờ chỉ giáo cho vài chiêu hoặc xin xỏ cọ , màu hay dụng cụ điêu khắc gì đó.Một lần đến nhà anh Ba chơi , nhìn thấy bức tượng bán thân không đầu và bức tượng treo tường gương mặt người phụ nữ nhìn ngang , tóc bới ngang vai , khiến tui thần tượng anh quá , nhưng ngại sự nghiêm nghị của anh , khiến cho tui nhiều lần có cơ hội , nhưng không dám ngỏ lời. Cuối cùng , tui quay về anh Út Ba Vú , ở sát nhà dễ tiếp cận hơn.
Kẻ Cướp Hay Một Nhân Cách Lớn
Anh Ba , một người anh hàng xóm , lớn hơn tui non một giáp. Thuở nhỏ , tui quá đam mê vẽ và nắn tượng , hễ biết những người anh đang học hoặc đã từng học trường trung học kỹ thuật Biên Hòa , là tui mon men đến , nhờ chỉ giáo cho vài chiêu hoặc xin xỏ cọ , màu hay dụng cụ điêu khắc gì đó.Một lần đến nhà anh Ba chơi , nhìn thấy bức tượng bán thân không đầu và bức tượng treo tường gương mặt người phụ nữ nhìn ngang , tóc bới ngang vai , khiến tui thần tượng anh quá , nhưng ngại sự nghiêm nghị của anh , khiến cho tui nhiều lần có cơ hội , nhưng không dám ngỏ lời. Cuối cùng , tui quay về anh Út Ba Vú , ở sát nhà dễ tiếp cận hơn.
Thứ Hai, 8 tháng 2, 2016
Học chui
Thuở ấu thơ của thế hệ chúng tui chưa có trường mẫu giáo. Hằng ngày , tui thường ra trước sân nhà chơi với những thằng bạn chòm xóm , giống như trong vườn trẻ mà không có cô giáo , chỉ thi thoảng có những bà mẹ trông ngó từ bên trong nhà với những lời căn dặn : " không đi xa , không leo trèo , không nghịch phá !". Vì ba tui chỉ cho phép chơi trước dãy phố của mình , thành thử , bạn bè tui là những thằng ở cùng dãy phố hoặc ở dãy phố trên. Phải kể đến : Bảy Danh , Minh Ngọng , Út Cẩu , Tấn và Thịnh . Cả 5 thằng đều lớn hơn tui 1 hoặc 2 tuổi.
Tuổi thơ ngày một xa dần , nhường cho ngày tựu trường cận kề , để thay màu áo trắng cho những tân sinh cắp sách đến trường . Trong khi , những thằng bạn của tui thì nôn nao , rạo rực , đếm từng ngày từng giờ , khoe quần áo mới , tập vở mới . Còn tui thì cảm thấy buồn buồn tủi tủi , không còn hứng thú ra sân chơi nữa , lặng lẽ chui rúc trong nhà .
Thứ Ba, 6 tháng 10, 2015
25 Năm Ngày Thống Nhất Nước Đức.
Một phần tư thế kỷ đã qua , miền Đông nước Đức không còn như cái nước Đông Đức ngày xưa nữa , vì cơ sở hạ tầng được dựng xây mới lại hoàn toàn , mà còn khang sang hơn cả miền Tây , mức thu nhập thì đang ngấp nghé với miền Tây. Thật ra , ngày 3 tháng 10 chỉ là ngày mở đầu cho hàng loạt cuộc xuống đường của người dân Đông Đức , để rồi dẫn đến sự sụp đổ bức tường Bá Linh cũng như cái chính quyền dựng lên nó , quy nước Đức về một mối , tan rã khối XHCN và thống nhất Châu Âu.Thứ Sáu, 10 tháng 7, 2015
Nhà Thương
Điên Biên Hòa
Người Mỹ Thiện Nguyện
Hôm nay 11 tháng 7 năm 2015, đánh
dấu 20 năm bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ, làm tui nhớ đến một người Mỹ cách
đây hơn 40 năm đã nguyện gắn đời mình vào cái Nhà Thương Điên Biên Hòa (NTĐBH).Trước
năm 1975, ở miền Nam Việt Nam có rất nhiều nhà thiện nguyện đến từ những nước
Tây Phương, phần đông họ là những y-, bác-sĩ, người thì đi theo những hiệp hội
từ thiện, người thì đi với tư cách cá nhân, đa phần họ làm việc trong các bệnh viện, các cô nhi viện
và các trường học khuyết tật. Lạ thay,
có một người Mỹ cũng muốn làm từ thiện, nhưng lại không có nghề y, mà là một
kỹ sư nông nghiệp. May mà, NTĐBH có nông trại Nam, nông trại Nữ và trại chăn
nuôi, nơi mà thích hợp với ông nhất, để ông đem hết cuộc đời cống hiến cho
người điên Việt Nam. Thấy ai cũng gọi ông là ông Bon (phát âm theo tiếng Việt), thực sự tui cũng không biết tên chính xác của ông ta là gì, là Paul hay Bond? Thôi thì, cứ gọi như tên Việt là Bon cho thân thiện. Dáng người to cao, không mập, ít
chải chuốt, biết tiếng Việt vừa đủ xài. Có lẽ ông đến NTĐBH vào những năm 60, vì từ rất nhỏ tui đã nhìn thấy ông ta rồi.
Thứ Bảy, 30 tháng 5, 2015
Nhà Thương
Điên Biên Hòa
30 tháng Tư 1975
Cuộc chiến kết thúc nay đã gần
tròn 40 năm, 2 thế hệ mới trưởng thành, bộ mặt đất nước đã thay đổi nhiều, cựu
thù năm xưa nay cũng sắp trở thành người bạn hợp tác toàn diện, những dấu tích
chiến tranh hầu hết chỉ còn nằm lại trong kho bảo tàng. Quả thật, chiến tranh
không khoan nhượng cho bất kỳ người nào, vùng miền nào của đất nước, Nhà
Thương Điên Biên Hòa ( NTĐBH ) cũng không ngoại lệ, cũng từng tắm trận mưa pháo
đại bát kinh hoàng vào những ngày cuối tháng Tư. Cái thằng nhóc con lúc bấy giờ
chỉ mới 11 tuổi, không sợ bom đạn hiểm nguy, xuôi ngược khắp nơi trong NTĐBH, làm như là một phóng viên chiến trường thứ thiệt, ghi lại những hình ảnh lịch
sử vào trong trí nhớ, để rồi ngày hôm nay, lạch cạch tiếng bàn phím phát lại những gì đã ghi nhận
được, may thay có thể xoa dịu vết thương lòng của những người có liên quan với
cuộc chiến và đồng thời khơi lại dòng ký ức của những ai đã từng gắn bó với
NTĐBH vào những ngày cuối tháng Tư.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)