Thứ Ba, 6 tháng 10, 2015
Thứ Sáu, 10 tháng 7, 2015
Nhà Thương
Điên Biên Hòa
Người Mỹ Thiện Nguyện
Hôm nay 11 tháng 7 năm 2015, đánh
dấu 20 năm bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ, làm tui nhớ đến một người Mỹ cách
đây hơn 40 năm đã nguyện gắn đời mình vào cái Nhà Thương Điên Biên Hòa (NTĐBH).Trước
năm 1975, ở miền Nam Việt Nam có rất nhiều nhà thiện nguyện đến từ những nước
Tây Phương, phần đông họ là những y-, bác-sĩ, người thì đi theo những hiệp hội
từ thiện, người thì đi với tư cách cá nhân, đa phần họ làm việc trong các bệnh viện, các cô nhi viện
và các trường học khuyết tật. Lạ thay,
có một người Mỹ cũng muốn làm từ thiện, nhưng lại không có nghề y, mà là một
kỹ sư nông nghiệp. May mà, NTĐBH có nông trại Nam, nông trại Nữ và trại chăn
nuôi, nơi mà thích hợp với ông nhất, để ông đem hết cuộc đời cống hiến cho
người điên Việt Nam. Thấy ai cũng gọi ông là ông Bon (phát âm theo tiếng Việt), thực sự tui cũng không biết tên chính xác của ông ta là gì, là Paul hay Bond? Thôi thì, cứ gọi như tên Việt là Bon cho thân thiện. Dáng người to cao, không mập, ít
chải chuốt, biết tiếng Việt vừa đủ xài. Có lẽ ông đến NTĐBH vào những năm 60, vì từ rất nhỏ tui đã nhìn thấy ông ta rồi.
Thứ Bảy, 30 tháng 5, 2015
Nhà Thương
Điên Biên Hòa
30 tháng Tư 1975
Cuộc chiến kết thúc nay đã gần
tròn 40 năm, 2 thế hệ mới trưởng thành, bộ mặt đất nước đã thay đổi nhiều, cựu
thù năm xưa nay cũng sắp trở thành người bạn hợp tác toàn diện, những dấu tích
chiến tranh hầu hết chỉ còn nằm lại trong kho bảo tàng. Quả thật, chiến tranh
không khoan nhượng cho bất kỳ người nào, vùng miền nào của đất nước, Nhà
Thương Điên Biên Hòa ( NTĐBH ) cũng không ngoại lệ, cũng từng tắm trận mưa pháo
đại bát kinh hoàng vào những ngày cuối tháng Tư. Cái thằng nhóc con lúc bấy giờ
chỉ mới 11 tuổi, không sợ bom đạn hiểm nguy, xuôi ngược khắp nơi trong NTĐBH, làm như là một phóng viên chiến trường thứ thiệt, ghi lại những hình ảnh lịch
sử vào trong trí nhớ, để rồi ngày hôm nay, lạch cạch tiếng bàn phím phát lại những gì đã ghi nhận
được, may thay có thể xoa dịu vết thương lòng của những người có liên quan với
cuộc chiến và đồng thời khơi lại dòng ký ức của những ai đã từng gắn bó với
NTĐBH vào những ngày cuối tháng Tư.
Thứ Sáu, 22 tháng 5, 2015
Nhà Thương
Điên Biên Hòa
Những
Con Cọp Huyền Thoại
Là người Biên Hòa, ai ai cũng từng nghe qua
câu chuyện dân gian " Ông cọp đón bà mụ đỡ đẻ ", riêng tui đã đọc được
câu chuyện nầy trong sách in đàng hoàng trước năm 1975. Chuyện kể rất xa xưa,
có thể còn xưa hơn " chuyện ngày xửa ngày xưa", lúc bấy giờ Biên Hòa
còn rất hoang sơ, rừng núi bạt ngàn, sông ngòi chằng chịt và có rất nhiều thú
dữ, đặc biệt là ông cọp, mệnh danh của chúa tể rừng xanh. Những người di dân
đầu tiên đến đây chỉ khai hoang và lập nghiệp ở những vùng ven sông Đồng Nai.
Cuộc sống yên lành của họ luôn bị đe dọa và rình rập, đêm đêm cọp về làng trộm trâu trộm bò là thường xảy ra, chuyện đi rừng cưa gỗ chặt củi bị cọp vồ là
chuyện bình thường. Không biết? có phải vì sợ cọp hay vì xem cọp như là thần linh mà nhiều đền miếu
ở Biên Hòa có hình tượng ông cọp và rất nhiều chuyện dân gian về Biên Hòa cũng đều
có vai phần của ông cọp.
Thứ Sáu, 15 tháng 5, 2015
Dã Ngoại Mỹ Quới
Ngày xưa, thuở học trò của
chúng tui tương đối thoải mái, không có áp lực học hành, không phải học thêm
ngoài giờ như ngày nay. Nhưng vì, đa phần các bạn của tui đều là trò ngoan,
chăm học, nên tui cảm thấy cái bầu không khí của lớp học C4 lúc nào cũng hơi
trầm lặng. Đặc biệt đối với những bạn có quyết tâm vào đại học, luôn phải miệt
mài chăm chỉ học hành, siêng năng ôn luyện, mà trong lòng lúc nào cũng nao
náo, lo âu, cái lý do ngoại vi nào đó khiến cho ước mơ của mình không thành
đạt. Ngược lại, những bạn không muốn học vì hoàn cảnh gia đình, nhưng vẫn
phải buộc mình hằng ngày cắp sách đến trường, để nhồi nhét chữ nghĩa vào cái
đầu ngang bướng không chịu hấp thụ, để làm vui lòng cha mẹ khổ công nuôi nắn.
Trong khi, hầu hết các thầy cô giáo của chúng tui đều rất tận tụy giảng dạy,
truyền đạt hết kiến thức đến người học trò chậm hiểu nhất, mà lại ít khi quan
tâm đến những vấn đề bên ngoài xã hội, khiến cho cái bầu không khí lớp học lúc
nào cũng trở nên nằng nặng. Mặc dù, thi thoảng có vài bạn thích bông đùa,
muốn bức phá cái bầu không khí ấy, nhưng vẫn bất lực với hơn 50 cái đầu dày
đặc chữ học với chữ hành, chữ chán với chữ nản.
Thứ Bảy, 4 tháng 4, 2015
Nhà Thương
Điên Biên Hòa
Tết
Mậu Thân
Nhân dịp 100 năm Nhà Thương Điên Biên Hòa (
NTĐBH ) không thể nào thiếu đi cái sự kiện
lịch sử " Tết Mậu Thân". Tuy gọi là Tết nhưng không giống Tết. Thứ nhất: Lúc bấy giờ tui chỉ mới 3 tuổi rưỡi, chưa có ý niệm gì về Tết, về ngày tháng; Thứ nhì: Không có tiếng pháo giao
thừa, không có quần áo mới, không có bao lì xì và cũng không có những lời
chúc tốt lành nhân dịp năm mới. Thế mà, những ngày tháng đó, những hình ảnh đó
vẫn còn hiển hiện rõ trong ký ức của tui, được ắp ủ một cách kỹ lưỡng như một
kỷ niệm đẹp, như một phần quan trọng của cuộc đời mình. Nhiều lúc, tui không
tin rằng mình có thể nhớ được một cách rõ ràng như vậy, nhưng qua chuyến về Việt
Nam thăm gia đình vừa rồi, thông qua ba của tui và những người chị của tui đều
xác nhận: Trí nhớ của tui còn tương đối tốt, chưa quá lu mờ bởi bụi thời gian
hơn 47 năm. Giờ đây tui không còn ngần
ngại nữa, ghi lại những gì mình đã nghe và đã thấy tận mắt, để chia sẻ với những ai
còn hoài niệm về cái tên NTĐBH thuở xa xưa.
Thứ Bảy, 7 tháng 2, 2015
Một Trăm Năm Nhà Thương Điên Biên Hòa
Nhà thương
điiên Biên Hòa được chính quyền Đông Dương cho khởi công xây dựng vào ngày 17
tháng 03 năm 1915, nằm trên địa bàn ấp
Bàu Hang, xã Bình Trước, Quận Đức Tu, tỉnh Biên Hòa ( theo đơn vị hành chính trước năm 1975
), cũng từng nổi trôi thăng trầm theo vận
nước, đã nhiều lần thay tên đổi họ, nào là Dưỡng Trí Viện Nam Kỳ, Dưỡng Trí
Đường Biên Hòa, Dưỡng Trí Viện BS Nguyễn Văn Hoài, BV Tâm Trí Biên Hòa, BV
Tâm Thân Biên Hòa, ... nhưng trong thâm tâm của người Biên Hòa thế hệ chúng tui
và trước chúng tui chỉ có một cái tên " Nhà Thương Điên Biên Hòa
". Có lẽ, người Biên Hòa có thói quen, thích gọi tên bình dân bình dị hơn
là cái tên chính quy chính thức, thấy sao thì gọi vậy. Như: cầu Hóa An gọi là
cầu Mới, cầu Tân Hiệp gọi là cầu Đúc, đường Phan Đình Phùng gọi là đường Dốc
Sỏi, rồi chùa Con Ngựa, hẽm Cây Keo, ngả ba Vườn Mít, vườn Cao Su ...
Thứ Hai, 5 tháng 1, 2015
Hôm qua làm chó không nhà, hôm nay làm chó gác cửa: Cái nhìn đúng về cơn sốt Khổng Tử hiện nay ở Trung Quốc
Lưu Hiểu Ba
Người Trung Quốc đang đẩy mạnh sự trỗi dậy của một siêu cường. Sự đi
lên của nền kinh tế dẫn tới sự đi lên văn hóa, với túi tiền to mang đi
rải khắp toàn cầu kèm theo việc xuất khẩu sức mạnh mềm. Trong nước thì
sau khi người ta tiếp tục cơn sốt đọc kinh thư, thờ Khổng Tử, thờ Nho
Giáo, bây giờ CCTV qua chương trình “Bách gia giảng đường” khơi ra cơn
sốt đọc lại các tác phẩm của Khổng Tử nhằm phục hồi lại hệ thống đạo đức
truyền thống; ở hải ngoại, Trung Cộng bỏ ra khoản tiền khổng lồ xây
dựng hệ thống các học viện Khổng Tử nhằm quảng bá sức mạnh mềm ra thế
giới. Tâm lí muốn làm bá chủ thiên hạ sau khi bị đè nén hơn trăm năm nay
lại được dịp phát tiết ra ngoài, Khổng thánh nhân ở trong nước lẫn hải
ngoại hợp lại làm một trận tuyến, cơn sốt Khổng Tử càng lúc càng nóng.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)